4/03/2011

Tìm hiểu về nguồn gốc và tổ chức lễ hội La Vang ở Quảng Trị

I. Phần mở đầu

Khi tôi còn là một cậu học sinh lớp 10 trường THPT Triệu Phong thuộc huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, tôi đã có dịp cùng bạn bè tận mắt chứng kiến lễ hội La Vang. Đó là một ngày giữa tháng 8 năm 2000, cảm nhận đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là sự náo nhiệt và nô nức. Cả triệu người đã không quản ngại cái thời tiết oi ả để cùng nhau cầu nguyện và xin đức mẹ Maria ban cho những điều tốt đẹp nhất. Thực sự lúc dó chung tôi chỉ biết vài điều sơ sài về lễ hội này qua lời kể của một số người đi lễ. Chúng tôi lúc đó không phải là những giáo dân hành hương về nơi dất thánh mà chỉ là những cô cậu học sinh hiếu kỳ đi xem cho biết. Nhưng tôi đã trộm nghĩ, một lễ hội lớn như vậy dang diễn ra trên quê hương mình, tại sao mình lại không biết, lỡ sau này đi đây đi đó người ta hỏi mà không biết thì củng thẹn. Lúc về tôi đã dặn lòng “mình phải tìm hiểu thêm cho cặn kẽ về lễ hội này” để còn khoe với lũ bạn chưa có dịp diện kiến.
Trải qua bao năm cùng với chặng đường học tập vất vã cho đến ngày hôm nay, mặc dù tôi cũng đã góp nhặt được một vài thông tin bổ ích về lễ hội này nhưng đến nay tôi mới có cơ hội thực sự để tìm hiểu kỉ hơn và có hệ thống về lễ hội La Vang. Đó củng chính là lý do tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về nguồn gốc, sự ra đời và tổ chức lễ hội La Vang ở Quảng Trị” để làm bài tiểu luận môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam.

II. Nội dung
1. Tên gọi "La Vang"

Theo một thuyết, dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Kitô giáo, cho nên nhiều tín đồ Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này. Do đây là vùng đất đồi núi cho nên để gọi nhau được họ phải "la" lớn mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La Vang ra đời.
Một thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo hại người. Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu.
Một cách giải thích khác là khi những người theo đạo Công giáo chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang. Một thuyết khác cho là địa danh "phường Lá Vắng" đã có từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc.
Bs.Ts. Nguyễn Thị Thanh, vốn xuất thân từ La Vang, trong khi kiểm nghiệm thực tiễn tiếng la to giữa vách núi của khu vực này đã suy đoán, tiếng "la" to của người sẽ được các vách núi dội vọng lại thành tiếng "vang" hùng vĩ. Đi xa hơn trong suy luận, Nguyễn Thị Thanh còn cho rằng ý nghĩa tiếng "la vang" ở đây là tiếng trong âm thầm nhiệm màu của đức tin các thánh tử đạo lên với Thiên Chúa trên trời, là tiếng la vang âm thầm trong nguyện cầu của những người đói khát ốm đau khốn khổ đã thấu vọng đến tai Nữ Vương Thiên Đàng, là tiếng Đức Mẹ trả lời những cầu xin của chúng dân, và cũng là tiếng dội trở lại của Nữ Vương Thiên Đàng trong lòng mỗi người khi đến thánh địa.

2. Sự tích Đức Mẹ hiển linh

Tượng Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Phủ Cam, Huế
Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám Mục Huế - 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặt áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.
Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi. Và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Mẹ đều được ơn theo ý nguyện. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam.

3. Nhà thờ La Vang

Nhà thờ La Vang, hình chụp năm 1967, trước khi bị tàn phá
Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phật giáo hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật bà quan âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng, nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi thờ Mẹ Maria. Ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh.
Theo giám mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ. Cha sở quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương" [6]. Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894) Đức Cha Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành nhà thờ. [7]
Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961 Hội Đồng Giám Mục Miền Nam đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Trong chiến cuộc Mùa Hè 1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương Cung Thánh Đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lở. Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới. [6]
Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha dất để "phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân"[9]. Theo Linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền (Quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu La Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước 1975 là 23 ha) nay được giao trả lại.

4. Thánh Địa La Vang

Đi thánh địa La Vang có 2 con đường. Thánh địa La Vang nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát (đời chúa Nguyễn Hoàng vào nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi gọi là Cát Dinh) nay thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị cách thành phố Huế 60km về phía bắc và cách thị xã Quảng Trị chừng 6km về phía nam, Dinh Cát là vùng đất cống hiến nhiều vị anh hùng tử đạo và cũng là nơi có số người công giáo sinh động. La Vang là một phường nhỏ bé mất hút giữa chốn rừng thiêng nước độc chẳng mấy ai lui tới ngoại trừ một số tiều phu từ dưới tỉnh Quảng Trị lên, sau này trong thời kỳ cấm cách nhiễu loạn giáo hữu các sứ đạo Hạnh Hoa, Cổ Vưu, Thạch Hãn…trốn lên rừng núi để tránh cơn bách hại, khi bình yên họ lại trở về quê quán như vậy La Vang xưa được xem là một nơi lánh nạn của người công giáo trong các thời kỳ khó khăn nhất trước đây.

Đức Mẹ Lavang
La Vang là một nhà thờ tôn nghiêm của những người Việt Nam theo đạo Công giáo, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Họ tin rằng Đức Mẹ Maria đã hiện ra ở nhà thờ này vào năm 1798. Nhà thờ được xây dựng lại vài lần và là nơi hành hương quan trọng của những người Công giáo Việt Nam. Thánh địa La Vang được Toà thánh Vatican phong là Tiểu Vương Cung Thánh Đường La Vang.
Ngày xưa, dưới thời vua Tây Sơn Quang Toản có chính sách chống đạo Kitô giáo, vì ông cho rằng những người theo công giáo giúp Gia Long, cho nên nhiều người theo Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này.

Thánh địa La Vang người ta nhắc nhiều vì người ta cho rằng nơi đây 17/8/1798 Đức mẹ Maria đã hiện thân. Vào khoảng thời gian này nước ta dưới thời trị vì của vua Cảnh Thịnh, người đã đưa ra chính sách cấm đạo và bắt những người theo đạo công giáo Những người công giáo sợ trốn lên vùng này (La Vang) vì là nơi rừng thiêng nước độc. Và cũng chính nơi đây có nhiều thú dữ, bệnh hoạn sinh ra nhiều gánh nặng cho họ. Họ chẳng biết làm gì vượt qua khó khăn, chỉ biết cầu chúa, đức mẹ và thế là vào 17/8/1798 đức mẹ hiện ra giúp cho họ bài thuốc trị bệnh từ đó công giáo phát triển đến bây giờ. Sau này được tòa thánh Vantican công nhận khu vực này là tiểu vương cung thánh đường La Vang. Sau này người ta nhớ nên lập nhà thờ ở đây, thờ đức mẹ La Vang.
Về tên La Vang. Có nhiều cách giải thích. Cụ thượng thư Nguyễn Hữu Bài (Phước Môn Quận Công) trong bút tích về đền thờ Thánh Mẫu La Vang đề ngày 28-2-1925 tại Huế có viết: ”La Vang là tiếng kêu om sòm, thường người ta đặt tên chỗ nọ chỗ kia thì lấy tên cái khe, cây cổ thụ, hay là tên người nào trước ở đó mà đặt tên chỗ, song đây thì lấy tiếng La Vang mà đặt tên cũng là lạ. La Vang là tiếng khi người ta bị lâm nguy mà kêu cứu, La Vang là tiếng khi người ta được sự vui mừng quá bội, hoảng hốt mà la vang hay là tiếng quở trách, tưởng rằng ý định đã xui cho người ta dùng tiếng la vang mà đặt tên cho chỗ này cho ứng nghiệm về việc đã xảy ra bấy lâu nay về sau này nữa ”Đức cha Dominico Hồ Ngọc Cẩn (1878-1948) trong bài diễn văn về Đức Mẹ La Vang (18-8-1932) có nói: tên La Vang là vì xưa ở nơi đó có nhiều cọp, xóm Trí Bưu vào làm chòi ở lại, làm gỗ vở đất, nên đêm nào cũng đánh mỏ la lối để đuổi cọp vì thế xóm chung quanh nhà thờ gọi là La Vang”.

Tiểu Vương Cung Thánh Đườngg La Vang bị chiến tranh tàn phá
Tiếng La Vang do chữ Lá Vằng mà ra, linh mục Philipphe Lê Thiện Bá (1891-1981) nguyên giáo sư tiểu chủng viện và đại chủng viện Huế chánh quán làng Cổ Vưu (Trí Bưu) có để lại bút tích giải thích tên gọi La Vang như sau: ”trong địa bộ làng Cổ Vưu có ghi phường Lá Vằng vì ngày xưa trên linh địa La Vang có vô số cây lá vằng loại cây này có hột đen, ăn được, vị đắng và là một vị thuốc, người phụ nữ Dinh Cát thường dùng lá vằng sắc uống khi sinh con do đó khi lập phường thì nhà nước đặt tên là phường Lá Vằng về sau người ta đọc ra thành La Vang.
Năm 1972 chiến sự diễn ra ác liệt vết bom đạn làm loang lỗ. Sau này kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã xây dựng công trình chưa hoàn thành nhưng hết kinh phí, mùa hè đỏ lửa 1972 mọi thứ bị tàn phá: nhà thờ Gác chuông nhưng tượng đức mẹ và chúa hài đồng chỉ bị một vết nứt ở tay. Lòng tin con người càng cao hơn nửa, chính vì vậy vào ngày 17/8 hàng năm người ta thường hành hương về đây. Nhà thờ chính được xây dựng lại kế bên có giếng đức mẹ.
Đức mẹ Maria ở đây rất đặc biệt. Nếu các nơi chúng ta thấy đức mẹ Maria trong trang phục theo kiểu Châu Âu, nhưng ở đây hoàn toàn Châu Á, áo dài khăn đống, rất Việt Nam với cái khánh bên trên. Đây là một sự hội nhập, ở đây thấy đức mẹ Maria mặc áo dài khăn đống nhưng khi tới nhà thờ đá Phát Diệm thì đức mẹ chỉ mặc áo dài không.
Năm 1798, dưới thời vua Cảnh Thịnh, Vua Cảnh Thịnh cấm đạo Công giáo, nguyên nhân cấm đạo là do dính dáng tới Bá Đa Lộc và vua Gia Long. Từ Phú Xuân vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn ra sắc chỉ cấm đạo hạ lệnh bách hại gắt gao, cơn bách hại đột ngột và dữ dội lệnh vua vừa ban ra quân lính đua nhau truy nã người công giáo để bắt bớ hành hạ và chém giết. Để tránh cơn bách đạo ác liệt các giáo hữu thuộc tỉnh Quảng Trị tìm cách chạy trốn vào một nơi hẻo lánh cách xa tỉnh thành chừng 6km đây là rừng núi La Vang độc địa, hẻo lánh, nên giáo hữu hy vọng quan quân không tìm đến, dầu vậy đêm ngày họ vẫn hồi hộp lo sợ bị tầm nã bắt bớ sợ thú dữ rừng hoang lại thêm lương thực không có, khí độc, nước độc nên lâu ngày nhiều người lâm bệnh tình cảnh thực trăm bề khổ cực. Trong cơn nguy khốn ấy mọi người chỉ trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ đêm ngày hội họp nhau nơi đám cỏ dưới gốc cây đa cổ thụ đọc kinh lần hạt khóc kêu xin Đức Mẹ cứu giúp chở che, thấy con cái giữ lòng trung nghĩa cùng Chúa nhất là đang lâm cảnh hoạn nạn cơ cực ấy Mẹ nhân lành động lòng thương xót. Một hôm trong lúc họ đang đọc kinh cầu nguyện thì Đức Mẹ hiện ra rực rỡ tươi đẹp vô ngần, người mặc áo choàng rộng tay bồng Chúa Hài Đồng có hai thiên thần hầu cận, Đức Mẹ xuống đứng trên đám cỏ gần gốc cây đa nơi giáo hữu đang cầu nguyện. Đức Mẹ tỏ vẻ nhân từ âu yếm an ủi các giáo hữu vui lòng chịu khó, dạy hái lá quanh đó nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh, Đức Mẹ còn phán hứa rằng: ”các con hãy tin tưởng cam lòng chịu khổ, Mẹ đã nhận lời các con kêu xin từ nay về sau hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này Mẹ nhận lời ban ơn theo ý nguyện” Đức Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy đó là điều các tiền nhân loan truyền lại cho đến ngày nay. Cũng từ ngày đó người người lương giáo tuôn về La Vang hành hương cầu nguyện, và Đức Mẹ giữ lời hứa, ban nhiều ơn phúc phần hồn, phần xác.

5. Lịch sử lễ hội La Vang.

Nhà thờ bằng tranh đầu tiên khoảng 1820: người thời xưa kể rằng những người dân địa phương đi rừng thường hay lui tới van vái tại gốc đa cổ thụ ở phường La Vang về sau họ nghe nói có Bà linh thiêng hiện ra tại đây nên họ liền đắp một cái nền thờ vọng dưới gốc cây đa và rào quanh tứ phía, vào khoảng đầu đời Minh Mạng dân ba làng Thạch Hãn, Cổ Thạch và Ba Trù chung nhau làm một ngôi miếu trên nền thờ vọng ở gốc cây đa La Vang nhưng về sau bị động các chức sắc cả ba làng đồng chấp thuận nhượng cúng đám đất và ngôi miếu tranh cho bên công giáo. Sau khi những người đại diện bên công giáo đã nhận đất và ngôi miếu do ba làng nhượng lại họ liền đến trình bày sự việc trên cho vị linh mục quản xứ và theo sự xếp đặt của ngài ngôi miếu đã được sửa thành nhà thờ, đây là ngôi nhà thờ đầu tiên tại La Vang chính nơi Đức Mẹ hiện ra, ngày 9/9/1885 ngôi nhà thờ bằng tranh nhỏ bé bị phóng hỏa thiêu rụi hoàn toàn dưới thời Văn Thân trong lúc đấy gia đình công giáo đã bỏ nhà cửa chạy trốn thoát với khoảng 200 giáo hữu họ Cổ Vưu.
Nhà thờ bằng tranh thứ hai: 1885 phong trào Văn Thân tạm chấm dứt tình hình xứ Dinh Cát trở lại bình an giáo dân phường La Vang bỏ rừng núi trở về nhà ổn định lại cuộc sống, họ tập trung đi rừng kiếm gỗ tranh để làm lại ngôi nhà khác trên nền cũ, đây là nhà thờ tranh thứ hai tại thánh địa La Vang.
Đền thánh bằng ngói thứ nhất 1901-1923: vào năm 1886 đức cha Marie Antoine Caspar quyết định xây dựng một ngôi đền thánh lợp ngói tại đây, đền thánh được làm theo kiểu Việt Nam có cột kèo xuyên trên, với hai tháp vuông đơn sơ có sức chứa khoảng 400 người. Ngôi đền thánh lợp ngói thứ nhất đã được thi công trong vòng 15 năm (1886-1901) mới hoàn thành dưới đời ba cha sở, phí tổn xây cất do lòng hảo tâm của toàn thể tín hữu, lễ khánh thành từ ngày 6-8/8/1901 vào dịp đại hội hành hương lần đầu tiên với tước hiệu: Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu. Đền thánh La Vang 1924-1928: với hai tầng mái và hai cánh thánh giá cổ điển cùng với tháp chuông vuông hai tầng cao ngất, ngày 20-22/8/1928 giáo phận tổ chức tam nhật đại hội hành hương Đức Mẹ La Vang lần 9 và cử hành lễ khánh thành ngôi đền thánh mới này.
Vương cung thánh đường nâng lên vào ngày 22/8/1961 cũng là ngày chính thức tuyên bố thánh địa La Vang là trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc nhưng chiến cuộc 1972 đã phá huỷ hoàn toàn vương cung thánh đường, hiện giờ chỉ còn lại một mảng chuông và một bức vách cuối đền thánh. Ngoài ra còn có pho tượng Đức Mẹ La Vang đầu tiên năm 1901 nhưng nay không còn do chiến tranh năm 1972, cây đa đại thụ, giếng nước Đức Mẹ La Vang được đào năm 1903 vẫn biết nước giếng này tự nó chẳng có sức chữa bệnh nhưng bởi lòng tin nên nhiều người uống nước ấy mà được lành các bệnh tật nguy hiểm, giếng nay vẫn còn.
Ngày 17/8/1798 đức mẹ đã hiện thân ra và hiện thân rất nhiều lần để giúp đỡ cho họ. Chính vì điều này mà sau này người ta dựng lên tại đây một thánh đường, thánh đường này được tòa thánh Vatican công nhận là tiểu Vương Cung thánh đường, vì đây là một trong những nơi mà đức mẹ Maria đã hiện thân ra. Ngoài nơi này thì còn nơi mà đức mẹ hiện thân tại đất nước chúng ta là nhà thờ đức mẹ Tà Bao tại Tánh Linh, năm 2000 dân công giáo người ta cho rằng đức mẹ đã hiện thân tại đây, thấy ánh hào quang chiếu sáng trên tượng đức mẹ trên núi Tà Bao, và trước đó người ta đã nói là đức mẹ đã ở Phatima Bình Triệu, nên bây giờ hình thành dòng hành hương từ Phatima Bình Triệu tới đức mẹ Tà Bao, còn ở đây là vương cung thánh đường. Còn ở đây hàng năm đến giữa tháng 8 vào ngày 15, 16, 17 người dân đến đây hành hương rất đông, xe đậu tít ngoài quốc lộ 1. Một điều nữa nói lên sự linh thiêng và sự tin tưởng của người công giáo đối với đức mẹ La Vang là, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng ta biết là mùa hè đỏ lửa năm 1972 thì tất cả mọi nơi đều đầy vết đạn, bằng chứng là nhà thờ nát hết, chỉ còn mỗi gác chuông, mà gác chuông cũng không nguyên vẹn, gác chuông bây giờ đã trùng tu lại một ít. Người ta đã xây lại những chỗ bị đạn bắn vỡ đi, nhưng tượng đức mẹ Maria thì vẫn nguyên vẹn chỉ trừ bàn tay phải thì hư hại một ít. Và tượng đức mẹ Maria với chúa hài đồng từ ấy không hề bị vết đạn nào hết. Sau này bức tượng đó được đưa qua nhà truyền thống và hiện nay đã đưa về nhà thờ Phú Cam. Còn lại thì tượng đức mẹ Maria với chúa Hài đồng này mới làm lại. Và đây là công trình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ trước đây, hình 3 cây đa làm một thời gian nhưng vì kinh phí không đủ nên phải dừng lại. Trở lại tượng đức mẹ Maria với chúa hài đồng mặc áo dài khăn đống thế này là một sự hòa nhập. Đây là cái hay của bên công giáo, khi đến một quốc gia nào thì hiểu được văn hóa của vùng đó, cho nên người ta tạc tượng đức mẹ mặc áo dài khăn đống để thể hiện đức mẹ có thể hiện thân ở mọi nơi để cứu giúp cho tất cả mọi người.

6. Lễ hội hành hương

Theo truyền khẩu, bắt đầu từ 1864, đã có 30 giáo dân Cổ Vưu tổ chức hành hương La Vang và những cuộc hành hương như thế diễn ra hằng năm với số giáo dân tham dự càng lúc càng đông biến cuộc hành hương La Vang cấp giáo xứ (Cổ Vưu) thành giáo hạt (Dinh Cát).
Từ khi nhà thờ ngói được dựng, hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang thường tổ chức lễ hội hành hương, gọi là "Kiệu" (cứ 3 năm lại có một "Kiệu" lớn, gọi là "Đại hội La Vang"). Người hành hương về nơi này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở. Không những thế, khách thập phương đến đây là để hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý.
Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính quyền địa phương đã cho phép hành lễ tại đây trở lại. La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương, như năm 2008. Đại hội La Vang 29 sẽ vào năm 2011 (cứ 2 năm hành hương có 1 Đại hội).
Bên cạnh đó, người Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn tổ chức các Đại hội Thánh Mẫu để tôn kính Đức Mẹ La Vang.
Về tổ chức lễ hội hàng năm có chương trình cụ thể như sau:
+ Lễ hội diễn ra trong 3 ngày liên tục
* Ngày thứ nhất
- Lễ nghi khai mạc.
- Thánh Lễ đồng tế.
- Suy tôn Thánh Thể.
* Ngày thứ hai
- Thánh Lễ đồng tế ban sáng và ban chiều.
- Trong ngày, các giới cầu nguyện tại đài Ðức Mẹ.
* Ngày thứ ba
- Rước kiệu Ðức Mẹ (06g30)
- Thánh Lễ đồng tế.
- Bế mạc.

III. Kết luận

Lễ hội La Vang hay còn gọi là “kiệu La Vang” là một lễ hội lớn mang ý nghĩa tính ngưỡng sâu sắc không chỉ đối với người theo đạo mà nó còn có tầm ảnh hưởng lớn đến người dân Quảng Trị nói riêng và cả nước ta nói chung. Thuyền thuyết về sự hiện linh của đức mẹ Maria tại vùng đất La Vang, Quảng Trị thể hiện sự mong ước tột cùng của những giáo dân và người dân đương thời trong cơn đói khổ, bệnh tật và bị chèn ép đến cùng đường. Nhưng dù sao đi nữa, ngày nay nó là món an tinh thần không thể thiếu của đông dảo giáo dân trong và ngoài nước, và của người dân Việt Nam nói chung. Và lễ hội đã trở thành thuyền thống văn hóa đáng được bảo tồn và phát huy của chúng ta.
Do thời gian có hạn nên bài viết chắc chắn có nhiều thiếu sót mong người đọc góp ý và bỏ qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn vui lòng viết nhận xét vào đây: